Theo VTC News
" alt=""/>Nhan sắc Mai Phương Thuý khi chưa là Hoa hậuShopee, đơn vị vận hành sàn thương mại điện tử lớn nhất Đông Nam Á, đã sa thải hàng loạt nhân sự tại Trung Quốc từ ngày 19/9. Trong một tuyên bố, Shopee cho biết động thái nhằm “tối ưu hóa hiệu quả vận hành” và sẽ hỗ trợ các đồng nghiệp bị ảnh hưởng trong quá trình chuyển giao. Công ty không tiết lộ quy mô cắt giảm.
Một nguồn tin thân cận tiết lộ dưới 10% lao động mỗi bộ phận bị loại bỏ.
Đợt cắt giảm nhân sự mới nhất của Shopee là chủ đề nóng trên Maimai, mạng xã hội tuyển dụng tại Trung Quốc. Một người dùng tự nhận là nhân viên Shopee viết: “Vừa kết thúc cuộc họp nhóm với sếp. 7 phút. Thông báo sa thải”.
Bài viết thu hút hơn 400 bình luận và được đăng lại hơn 500 lần. Sau đó, người này tiết lộ dưới mục bình luận rằng một nhóm đã đuổi việc hơn 2/3 nhân viên.
Dù các công ty Đại lục thường “dán mác” sa thải như hình thức tái cơ cấu hay tối ưu hóa doanh nghiệp để tránh sự can thiệp từ chính phủ theo luật lao động, những báo cáo tài chính gần đây của các “ông lớn” công nghệ đã tiết lộ thực tế phũ phàng trong ngành.
Chẳng hạn, trong quý II, Tencent - một nhà đầu tư của Shopee - thu hẹp quy mô nhân sự lần đầu tiên kể từ năm 2014, sa thải gần 5.500 nhân viên. Trong cùng kỳ, nhà sản xuất smartphone Xiaomi cắt giảm hơn 900 nhân sự, tương đương gần 3%. Nhân sự Alibaba giảm hơn 9.200 trong quý.
Shopee gây chú ý tại Trung Quốc vào tháng trước khi một người chia sẻ đã bị hủy thư mời nhận việc sát nút, sau khi anh này đến Singapore. “Tôi vừa hạ cánh cùng vợ và chú chó của mình, vẫn đang ở sân bay thì được thông báo thư mời đã bị hủy”, anh viết trên WeChat.
Tại thời điểm đó, Sea – công ty mẹ Shopee – cho biết do các điều chỉnh trong kế hoạch tuyển dụng ở vài nhóm công nghệ, một số vị trí ở Shopee không còn nữa. Shopee cũng nói sẽ hỗ trợ người bị ảnh hưởng.
Theo Bloomberg và Reuters, Shopee còn dự định cắt giảm 3% nhân sự tại Indonesia, rút khỏi Argentina và đóng cửa hoạt động tại Chile, Colombia và Mexico.
Trong thông báo nội bộ, CEO Sea Forrest Li tuyên bố công ty sẽ cắt giảm các chi phí doanh nghiệp, trong khi đội ngũ quản lý cấp cao dừng nhận khoản thưởng bằng tiền mặt cho tới khi đạt mục tiêu tự chủ. Sea ghi nhận mức lỗ ròng 931,2 triệu USD trong quý II, cao hơn 42% so với dự đoán giữa bối cảnh thị trường ngày một khó khăn. Giá trị thị trường của tập đoàn đã giảm 170 tỷ USD từ khi lập đỉnh hồi tháng 10/2021.
Du Lam (Theo SCMP)
Theo DealStreetAsia, sàn thương mại điện tử Shopee thuộc tập đoàn Sea sẽ sa thải nhân sự tại nhiều thị trường nhằm xốc lại hoạt động kinh doanh.
" alt=""/>Shopee lại sa thải nhân sự tại Trung QuốcẢnh minh họa. (Nguồn: business-standard.com)
Ngày 20/9, chính quyền của Tổng thống Mỹ Joe Biden đã lựa chọn một nhóm các nhà cố vấn cấp cao để giám sát khoản tiền tài trợ 52,7 tỷ USD của chính phủ nhằm thúc đẩy sản xuất và nghiên cứu chất bán dẫn (chip).
Bộ trưởng Raimondo cho biết nhóm giám sát gồm khoảng 50 người. Các chuyên gia này có bề dày kinh nghiệm trong ngành và trong lĩnh vực nghiên cứu và phát triển (R&D) đã được cải thiện cho các hoạt động nghiên cứu, phát triển, đặc biệt là kinh nghiệm thiết lập và thực hiện các chương trình quy mô lớn.
Nhà kinh tế trưởng Aaron "Ronnie" Chatterji tại Bộ Thương mại Mỹ sẽ đảm trách vai trò Điều phối viên Nhà Trắng Triển khai CHIPS tại Hội đồng Kinh tế Quốc gia (NEC) và sẽ quản lý công việc của Hội đồng chỉ đạo triển khai CHIPS theo sắc lệnh hành pháp về chip được Tổng thống Biden ký vào tháng trước.
Giám đốc NEC Brian Deese nêu rõ ông Chatterji sẽ giúp điều phối cách tiếp cận thống nhất của Washington đối với việc triển khai cốt lõi các ưu tiên đi đôi với việc đảm bảo rằng có những cơ chế và biện pháp giám sát để việc chi tiêu tiền thuế của người dân được thực hiện một cách có trách nhiệm.
Cùng ngày, ông Todd Fisher, một quan chức kinh tế của Bộ Thương mại được chỉ định là cố vấn cấp cao lâm thời của văn phòng Chương trình CHIPS.
Giám đốc điều hành công nghệ thông tin Donna Dubinsky sẽ đảm nhận vai trò cố vấn cấp cao của Bộ trưởng Thương mại Gina Raimondo về việc triển khai CHIPS, trong khi quan chức bộ này, J.D. Grom, sẽ là cố vấn cấp cao về việc triển khai CHIPS.
Bên cạnh đó, quan chức Bộ Tài chính Mỹ, ông Michael Schmidt, sẽ đảm nhận trọng trách Giám đốc Văn phòng Chương trình CHIPS. Trước đây, ông Schmidt từng là Ủy viên Cục Thuế và Tài chính bang New York.
Ngoài ra, Giám đốc Phòng thí nghiệm đo lường vật liệu của chính phủ sẽ giữ chức Giám đốc lâm thời của Văn phòng Nghiên cứu và Phát triển CHIPS.
Vào tháng 8 năm nay, Quốc hội Mỹ đã phê duyệt khoản hỗ trợ 52,7 tỷ USD cho việc sản xuất và nghiên cứu chip, trong đó dành 11 tỷ USD cho công tác nghiên cứu; đồng thời phê duyệt 25% khoản tín dụng thuế đầu tư cho các nhà máy sản xuất chip, với giá trị ước tính 24 tỷ USD.
Sắc lệnh hành pháp về chip này nhận được sự ủng hộ của Tổng thống Biden nhằm thúc đẩy các nỗ lực nâng cao khả năng cạnh tranh của Mỹ cũng như giải quyết tình trạng thiếu chip dai dẳng đã ảnh hưởng tới mọi mặt hàng từ ôtô cho tới máy giặt, trò chơi điện tử và vũ khí.
Theo Vietnam+
Theo Reuters, chính quyền Mỹ sẽ nới rộng các lệnh cấm xuất khẩu công cụ sản xuất chip và bán dẫn phục vụ trí tuệ nhân tạo (AI) sang Trung Quốc.
" alt=""/>Mỹ chọn nhóm cố vấn giám sát hơn 50 tỷ USD tài trợ phát triển chip